Với những món tanh, rau mùi rất thích hợp để rắc lên sau khi nấu bởi chúng dễ dàng khử được mùi khó chịu.
Ngoài giúp món ăn thêm thơm ngon, rau mùi còn có hàm lượng vitamin C nổi bật. Ước tính, 100g rau mùi chứa tới 48mg vitamin C – gấp 5 lần so với dưa chuột.
Bên cạnh đó, rau mùi còn chứa nhiều chất xơ, canxi, sắt, phốt pho và chất chống oxy hóa có lợi trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do có hại.
Mướp đắng. Vị đắng trong loại quả này bắt nguồn từ thành phần “curcurbitane-type triterpenoids”. Tuy nhiên, khác với vị đắng trong các loại quả thuộc họ bầu bí như dưa chuột, mướp, bí… chất Cucurbitacin rất có lợi trong việc điều hòa lượng đường trong máu.
Mướp đắng cũng rất giàu vitamin C. Theo tính toán, 100g mướp đắng chứa 56mg vitamin C – gấp 3 lần so với cà chua. Để giảm vị đắng, bạn có thể chần qua nước sôi, ngâm muối loãng trước khi chế biến. Tuy nhiên, cách này có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của chúng.
Cần tây. Cần tây chứa một loại dầu đặc biệt dễ bay hơi. Trong khi nhiều người thích mùi vị của chúng thì không ít lại tỏ ra khó chịu.
Dù bị không ít người “ghẻ lạnh” song cần tây lại thực sự là nguồn “thực phẩm vàng”. Không chỉ dễ chế biến nhiều món ngon giải ngán, cần tây còn chứa hàm lượng kali cao hơn hẳn các loại rau khác. Cứ 100g cần tây chứa tới 260mg kali.
Cần tây cũng rất giàu các chất chống oxy hóa như apigenin, bergamot lactone… có lợi. Đặc biệt, khi chế biến không nên loại bỏ phần lá bởi chúng chứa nhiều vitamin và caroten hơn cả phần thân. Ảnh: Internet.