Vào mùa hè, khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng nhiều người có thói quen uống nước lạnh, tắm ngay,… để làm giảm bớt nóng bức nhưng lại không có lợi cho sức khỏe. Trong thời tiết nắng nóng kéo dài, phải làm gì để phòng tránh bệnh tật.
Dưới đây là những thói quen nên tránh khi thời tiết nắng nóng để giữ sức khỏe và tận hưởng mùa hè không bệnh tật.
Tránh uống nước lạnh
Một thói quen mà nhiều người mắc phải trong mùa hè là thường xuyên uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh vì là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, ăn đồ lạnh quá nhiều trong thời gian ngắn khiến cổ họng bị tổn thương, dễ bị mầm bệnh tấn công. Và điều này không hề tốt cho sức khỏe vì sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và chuyển động của ruột. Cuối cùng làm giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến mệt mỏi hoặc suy nhược.
Vậy, sau khi đi nắng về hoặc khát nước nên uống nước mát và uống từng ngụm nhỏ để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Thức uống lạnh, kem lạnh chỉ có tác dụng làm mát tức thời, không giúp cơ thể giải nhiệt từ bên trong. Trẻ nhỏ, người già, người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc răng ê buốt nên hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước đá trong mùa Hè.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim, gây đau đầu và tăng nguy cơ nhiễm trùng cổ họng. Thay vào đó, bạn nên uống nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước dừa để giữ cho cơ thể đủ nước.
Ảnh minh họa
Tránh thức ăn nhiều đồ chiên rán
Thực phẩm chiên rán và nhiều dầu mỡ là một thực phẩm nên tránh nhiều nhất có thể, đặc biệt là trong mùa hè. Loại thực phẩm này có khả năng làm nóng cơ thể, khiến bạn cảm thấy nóng hơn, đồng thời cũng gây mất nước. Và không chỉ vào mùa hè, các nhà khoa học đều khuyến cáo rằng, ăn nhiều thực phẩm chiên rán có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, tăng nguy cơ béo phì và suy giảm hệ miễn dịch. Những hậu quả không thể bỏ qua khi ăn nhiều đồ chiên rán đó là béo phì, thừa cholesterol. Lượng chất béo mà chúng ta đưa vào cơ thể nhiều hơn đương nhiên sẽ dễ gây tăng cân. Hơn nữa, điều đó còn làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cũng là một nguyên nhiên khiến béo hơn. Khi lượng cholesterol vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn tới xơ vữa động mạch. Khi có một mảng xơ vữa, nó sẽ dẫn đến hình thành các cục máu đông, gây bít tắc trong lòng mạch.
Ảnh minh họa
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, tốt nhất nên hạn chế ra ngoài hoặc đi chơi, hoạt động thể lực trong không gian nắng nóng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ cơ thể để tránh cảm nắng, tác hại đến da, mất nước thậm chí có thể đột quỵ do nhiệt. Đột quỵ nhiệt là bệnh nghiêm trọng nhất trong số các bệnh liên quan đến nhiệt. Nó có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn. Nhiệt độ quá cao khiến phần não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hoạt động sai. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiết mồ hôi và làm hạ nhiệt cơ thể. Những người mắc một số bệnh như xơ cứng bì hoặc xơ nang sẽ làm giảm khả năng tiết mồ hôi của cơ thể, có thể có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do nhiệt hơn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia cực tím (UV) an toàn khi nằm trong ngưỡng 0-2 (mức gây hại thấp), đến mức 3 đã bắt đầu gây tổn thương cho da. Tiếp xúc với UV quá mức có thể gây đột biến gene có và dẫn đến sự phát triển của ung thư da.
Uống bia, nước ngọt có ga, caffein
Mùa nóng nhiều người làm cốc bia cho mát, hoặc uống các loại nước ngọt có ga, caffein… giải nhiệt tuy nhiên, đồ uống có chứa cồn hoặc caffein vì chúng làm tăng tổng lượng chất lỏng của cơ thể. Cồn trong các loại đồ uống này có xu hướng thúc đẩy cơ thể bài tiết nước tiểu nhiều hơn, khiến cho bạn càng có cảm giác khát nước và mệt mỏi.
Caffeine cũng kích thích cơ thể bài tiết nước tiểu và khiến cho tình trạng thiếu nước trầm trọng hơn trong nhưng ngày nóng nực. Và Mọi người đều biết rằng uống nước ngọt có ga thường xuyên có thể gây hại tới sức khỏe. Đồ uống có ga không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào, có thể dẫn đến các vấn đề y tế như béo phì, tăng huyết cao hay đái tháo đường. Axit béo ( trans fat ) trong nước ngọt có ga có thể gây tăng cân tăng mỡ bụng và nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Tắm ngay sau khi đi nắng về, tắm đêm
Sau khi đi nắng, vận động mạnh, nhiều người muốn ngâm mình trong nước mát ngay để cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là thói quen tai hại mà nhiều người vẫn mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ trong mùa Hè. Thói quen tắm không khoa học không giúp loại bỏ mệt mỏi mà lại khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm, sốt. Đặc biệt, việc tắm đêm, tắm nước lạnh làm các lỗ chân lông và mạch máu bị co lại, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu dẫn đến cảm lạnh, ảnh hưởng nhịp tim huyết áp và có thể đột quỵ. Nếu vừa hoạt động nặng trong thời tiết nóng, hãy dùng khăn bông mềm thấm khô mồ hôi và ngồi nghỉ ngơi một lúc trước khi tắm.
Tương tự, tắm đêm cũng nguy hại với sức khỏe, tuyệt đối không tắm đêm vì tắm đêm khiến cơ thể bị cảm lạnh nhiều nhất dù có sử dụng nước nóng. Nó khiến các tĩnh mạnh giãn ra huyết áp giảm. Đặc biệt, những người huyết áp thấp huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh hôn mê. Chú ý, sau khi tắm, không nên vào ngay phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt.
Bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng cần lưu ý
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, mang khẩu trang… chống nóng. Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol… Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để quạt thổi trực tiếp gần vào người để phòng bệnh đường hô hấp.Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân cần uống đủ nước, tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hùng Cường (Tổng hợp)