HƯƠNG VỊ TẾT CỔ TRUYỀN Ở ĐƯỜNG LÂM

Ngày nay, khi nhiều người dân đô thị đã bỏ mất thói quen gói bánh chưng ngày tết thì người dân làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ gìn phong tục cổ này như một nét văn hóa đã có từ xa xưa.

Làng cổ Đường Lâm (huyện Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng với những với cây đa, giếng nước, sân đình… trong đó phải kể đến phong tục gói bánh chưng vào mỗi dịp Tết đến Xuân về

Làng Đường Lâm mang đậm nét kiến trúc làng quê Bắc Bộ. Làng còn giữ được nhiều giếng cổ… Khu vực giếng là nơi để dân làng ra lấy nước rửa lá, vo gạo, đãi đỗ…

Sau công đoạn vo gạo, rửa lá, đãi đỗ là đến công đoạn gói bánh

Bên chiếu gói bánh chưng, các cụ thường dạy con cháu gói bánh, kể cho con cháu nghe những câu chuyện về sự tích bánh chưng như một cách để gìn giữ văn hóa của người Việt

Trẻ con trong làng cũng rất thích thú nghe những câu chuyện khi các ông, bà trong làng tổ chức gói bánh chưng…

Giữa tiết trời se lạnh những ngày cận tết, ngọn lửa quện với mùi thơm của lá dong khiến mỗi người dân nơi đây cảm thấy rất đỗi thân quen.

Không gian ấm cúng trong ngôi nhà mỗi khi Tết đến

Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn cùng những chiếc lá dong màu xanh mướt

Người Việt Nam thường hay nói với nhau, thấy đào thấy quất thấy bánh chưng là thấy Tết. Bánh chưng xuất hiện như là một hình ảnh đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam vậy

Phút giây thư giãn khi việc gói bánh đã xong

Cho nước vào nồi chuẩn bị luộc bánh là những công đoạn cuối cùng

Bên nồi bánh chưng, mùa xuân dường như đã về trong từng nếp nhà cổ của người dân Đường Lâm

Gói bánh chưng là nét đẹp truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Xuân về. Vào những ngày giáp Tết, hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị gói bánh chưng luôn tạo cảm xúc ấm áp, sum vầy

Tùng Lâm – Hoàng Yến