Những cây thuốc quý có tên Trâu

Cây chân trâu
2723-0-93ce6f0a42bc371a4747b8a8675f644f
Có tên khoa học là Bauhiniamalabarica, thuộc họ Đậu, còngọi là cây móng bò, tai voi. Cây thân gỗ khá lớn, cao hàng chụcmét. Lá hình gần tròn, chia thùynông, có dạng như bàn chân con trâu; hình quả đậu, dài 20-25 cm, rộng khoảng 2 cm, màu nâu sẫm, chứa 10-30 hạt.
Cây mọc hoang ở vùng trung du và rừng thấp. Ngoài cho gỗ, cây chân trâu còn cho lá dùng làm rau (ăn sống hoặc nấu canh); hoa đem pha nước sôi như pha trà, uống chữa được lỵ; còn vỏ rễ có tác dụng trị các bệnh về gan và thấp khớp (đem nấu, sắc đặc vỏ rễ tươi, chắt lấy nước uống; hoặc đem phơi sấy khô, sao vàng, hãm lấy nước uống).
Cây đuôi trâu
Có tên khoa học là Albizia chinensis, thuộc họ Đậu, ngoài ra còn có tên khác là chu mè,sống rắn Tàu. Cây thân gỗ cao 6-30 m. Lá kép lông chim 2 lần,mọc đối, hình thuôn mũi dài, có lông mềm trên cả hai mặt. Chùy hoa dài 10-20 cm, có lông,mang đầu hoa gồm 10-20 hoa vàng không cuống, thường nở vào tháng 4. Hình dáng quả đậu, thuôn dài, chứa 8-10 hạt,có màu nâu.
Cây mọc hoang nơi rừng núi và được trồng ở nhiều vùng trung du để lấy gỗ, che mát. Ngoài ra vỏ cây được dùng làm thuốc nấu nước, gội đầu hoặc nước rửa vết cắt, ghẻ ngứa, bệnh ngoài nuốt nước nhớt có tác dụng giảm nhiệt, thông huyết, nhuận tràng; bã dùng đắp chữa rắn cắn.
Cây mán đĩa trâu
Có tên khoa Archidendron lucidum, thuộc họ Đậu, còn có tên khác là lim sẹt. Cây thân gỗ nhẵn, cao 8-10 m, cành non có cạnh, lá kép lông chim 2 lần; lá chét mọc so le, hình trứng, đầu nhọn. Hoa không cuống, đài và tràng màu trắng, phủ nhiều lông. Quả hình xoắn ốc, dài chừng 20 cm, rộng2-3 cm, chứa hạt to màu đen. Ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 6-7.
Cây mọc rải rác trong rừng ở các tỉnh miền Bắc (từ Quảng Trị trở ra). Cành, lá cây được dùng tươi hoặc phơi sấy khô, làm thuốc trị tiêu thũng, trừ thấp.
Cây mắt trâu
cay-mat-trau
Có tên khoa học là Desmodium styracifolium, thuộc họ Đậu, có tên khác là cây vảy rồng, bươm bướm, kim tiền thảo,đồng tiền lông, cỏ đồng tiền vàng, dây sâm lông. Cây sống lâu năm, mọc bò dưới đất, cao 40-80 cm, rể đâm ở gốc rồi mọc đứng, cành non hình trụ có lông nhung màu sắt, lá trông giống mắt trâu, mọc so le, dài 2- 5 cm; mỗi cuống gồm 1 hoặc 3 lá chét hình trứng, mặt trên xanh và nhẵn, mặt dưới có lông trắng và mềm.
Cây có ở một số khu vực miền núi các tỉnh phía Bắc. Vào mùa hạ và thu được người ta lấy về, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô cả thân, cành, lá, rễ. Dùng sắc nước uống hoặc pha hãm nước sôi như trà, có tác dụng chữa trĩ, viêm thận, phù thũng, cao huyết áp, nóng trong người, đặc trị các bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang.
 Cây muông trâu
Có tên khoa học là Cassiaalata, thuộc họ Đậu, còn có tên  là muồng lác, muồng xức lác. Cây thân gỗ mềm, cao 1,5-3 m; lá kép lông chim, dài 30-40 cm vàcó 8-14 đôi lá chét hình trứng;hoa mọc thành cụm nhiều bông, màu vàng sẫm hoặc vàng nâu nhạt, dài 30-40 cm; qủa hình hạt đậu, bên trong chứa khoảng 60 hạt.Cây có nguồn gốc Nam Mỹ,du nhập vào Việt Nam đã lâu,mọc hoang và được trồng làmcảnh, phân bố nhiều ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Quả, lá, cành, thân cây đều được dùng làm thuốc dưới dạng tươi hoặc khô. Dạng tươi có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt và giảm ngứa. Dạng khô có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực. Chúng có tác dụng chữa trị các bệnh thấp chẩn (chàm), viêm da thần kinh,hắc lào, vàng da, viêm gan, đờm nhiều, phù thũng, dị ứng, nấm da và táo bón.
Cây mức trâu
cay-moc-hoa-trang-chua-ly-amip
Có tên khoa học làParavallaris macrophylla, thuộc họ Trúc đào, còn mang tên khác là cây dùi đôi, cây hạnh phúc, ớtlàn lá to. Cây cao 2-4 m, có lá hình trứng mọc đối, hoa màu vàng xanh, quả gồm từng đôi,mỗi quả dài 8-10 cm, bên trong chứa hạt có chùm lông dài.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng làm cây thực phẩm, làm thuốc. Cành, lá cây nấu, sắc đặc thành uống có tác dụng bổ cường sức (nâng sức khỏe lên như mức trâu).
Cây ngưu bàng 
Có tên khoa học là Arctium lappa, thuộc họ Cúc, có tên khác là đại đao, ác thực, hắc phong,
thử niêm. Cây thân thảo lớn, thẳng, cao 1-2 m, có khía và phân nhánh, vỏ sần sùi và sắc sạm như da trâu (nên mới gọi là ngưu bàng); lá hình trứng, mọc hình hoa thị ở gốc và so le trên thân; phiến lá to rộng, mép láhình răng cưa hoặc gợn sóng;mặt dưới lá có nhiều lông trắng.
Cây ngưu bàng mọc hoang và cũng được trồng làm thuốc ở nhiều nơi. Thuốc chế từ quả và rễ cây đã phơi sấy khô. Quả ngưu bàng khô (ngưu bàng tử) dùng thông tiểu, chữa trị cảm cúm, sốt, sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, làm cho mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi, liều lượng mỗi lần 6-12 g, sắc nước uống riêng hoặc phối hợp vơi các thuốc khác. Còn rễ ngưu bàng khô (ngưu bàng căn) dùng thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu, khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da, bằng cách sắc nước uống hoặc xay tán thành bột, hòa vào nước uống.
Cây ngưu khẩu thiệt
cokedong_tuaf
Có tên khoa học là Cirsium japolinicum, thuộc họ Cúc, còn gọi bằng nhiều tên khác là hổ kế, miêu kế, mã kế, đại kế, thích kế, thiết thích ngãi, dã thích thái, thích khải tư, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng, kê hang thảo, ô rô, ô rô cạn. Cây thân thảo, nhỏ, mảnh, cao 50-80 cm, có nhiều lông và trên có những rãnh dọc như đường kẻ chỉ; lá không cuống, mọc so le, phiến lá có rãnh sâu chia thành 4-6 thùy, mép có răng cưa và gai; cụm hoa hình cầu đường kính 3-5 cm, màu tím đỏ; Quả thuôn dài, hơi dẹt, chứa hạt có nhiều dầu. Cây ra hoa vào tháng 5-7 và đậu quả vào tháng 8-10.
Cây mọc hoang tại nhiều nơi ở các tỉnh đông nam Bắc bộ và miền Trung. Toàn bộ cây (gồm cả thân, cành, lá, hoa và rễ) đều được dùng chế thuốc, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy, cầm máu, giúp sinh máu mới…, đặc trị các bệnh về máu do nhiệt và xuất huyết do tổn thương (lạc huyết, băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, cao huyết áp, đại tiểu tiện ra máu…). Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thũng, thông sữa, trị mụn nhọt, ghẻ lở, viêm gan, thận, vú, ruột thừa. Nấu, sắc với nước uống (liều lượng khô dùng 10-20 g/ngày, tươi dùng 30-60 g/ngày).
Cây ngưu tất
Có tên khoa học làAchyranthes bidentata, thuộc họ Rau dền, còn có tên khác là hoài ngưu tất, cỏ xước/sướt hai răng. Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 60-110 cm. Thân có 4 cạnh,  phình bạnh lên thành các đốt như xương đầu gối (bánh chè) con trâu; lá hình trứng, cuống ngắn, có lông bao phủ; quả hình bầu dục, chứa 1 hạt hình trụ. Cây ra hoa vào tháng 5-9 và kết quả tháng 10-11.
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều. Cây ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, hoạt lạc nên dùng để chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều. Làm thư cân, mạnh gân cốt nên dùng để trị các bệnh về cơ, gân, xương, nhất là bệnh khớp. Làm cầm máu nên dùng để ngăn nôn ra máu, chảy máu cam, lợi niệu trừ sỏi trong chứng thạch lâm, hạ huyết áp, giảm cholesterol, giải độc chóng viêm. Liều lượng dùng 6-12 g/ngày.
Cây ngưu thiệt
Có tên khoa học là Rumex wallichii, thuộc họ Rau răm, có tên khác là cây lưỡi bò, dương đề, chút chít. Cây thân thảo, có rãnh, mọc đứng, rễ khỏe. Lá hình lưỡi trâu, hơi nhọn ở hai đầu; hoa nhỏ, mọc sát nhau thành chùm dài; quả hình 3 cạnh.
Cây mọc hoang ở nhiều vùng, tập trung nơi vệ đường, mép sông, bờ ruộng ẩm. Lá và rễ cây dùng làm thuốc, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng, dùng chữa vàng da, ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt, táo bón, tiêu hóa kém, ăn uống không tiêu. Lá thường dùng tươi, rễ thường dùng khi đã phơi sấy khô
Cây sừng trâu
Có tên khoa học là Holarrhena antidysenteria, thuộc họ Trúc đào, có tên khác là cây mức hoa trắng. Cây thân gỗ lớn, cao 10-15 m, toàn thân có mủ nhựa trắng; lá hình trứng, mọc đối, cuống ngắn; hoa màu trắng, rất thơm; quả dài, cong, chứa nhiều hạt. Ra hoa tháng 4-6 và kết quả tháng 7-9.
Cây mọc tại vùng núi thấp và trung du miền Bắc, miền Trung và Đông Nam bộ. Hạt, vỏ, rễ cây có tác dụng sát trùng, trị tả, dùng chế thuốc đặc trị các bệnh tiêu chảy và lỵ amip.
Cây từ kim ngưu tòa sen
1129-0-f2c6e26e0b83a4c7ca4a677db7b34d0d
Có tên khoa học là Ardisia primulifolia, thuộc họ Đơn nem, còn có tên khác là cây tu hú, cơm nguội, anh thảo. Cây thân thảo nhỏ, không chia nhánh, cao chừng 15 cm; lá chụm ở đất, màu nâu xanh, có lông, cuống ngắn; hoa thành chùm trên ngọn; qủa hình cầu, đường kính 0,4-0,6 cm, màu đỏ tươi. Ra hoa tháng 3-6 và kết quả tháng 7.
Cây sống ở một số ít nơi trên miền Bắc, thấy rõ nhất tại Ba Vì (Hà Nội). Toàn bộ thân, lá, hoa, quả, rễ đều có thể dùng làm thuốc, tác dụng bổ huyết, chỉ huyết, tiêu thũng, tiêu viêm, đặc trị phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt, ghẻ lở và ho do đuối sức
Cây ngưu căn
Có tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ Lúa, gọi bằng tên khác là ngưu căn thảo, thanhtâm thảo, cỏ chỉ tía, cỏ mần trầu, vườn trầu, màn trầu, màng trầu. Cỏ sống hàng năm, rễ khỏe mọc thành cụm; thân bò dài ở gốc, có phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi, cao 20-40 cm (có thể đạt tới 90-100 cm); lá hình dải nhọn, mọc so le; cụm hoa dài, dạng như bông lúa; quả cũng thuôn dài. Cây mọc hoang phổ biến khắp nơi và toàn bộ thân, lá, rễ, hoa, quả đều có thể dùng làm thuốc, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan nên đặc trị sốt nóng, sốt rét, cao huyết áp, lao phổi, ho khan, thống phong, viêm não truyền nhiễm, vàng da, viêm gan, thận, ruột, niệu đạo, tinh hoàn. Ngoài ra, cây còn dùng chữa nhức đầu, tức ngực, nôn mửa, nhiệt độc, đòn ngã, tổn thương. Liều lượng 300-500 g tươi hoặc 60-100 g khô, dùng dưới dạng sắc lấy nước uống.
Củ móng trâu
Có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, thuộc họ Vảy hợp, có tên gọi khác là củ khát nước, cây cốt cắn. Mọc thành bụi dày, rễ bò mang nhiều củ hình trứng (đường kính khoảng 2 cm, chứa nhiều nước, vị ngọt nhẹ, vỏ ngoài màu vàng, củ già có bột). Thân ngắn, thường mọc đứng, mang nhiều vảy hình ngọn giáo hẹp, màu nâu sáng; lá kép lông chim, mang nhiều lá chét tròn dài như ngón tay, không cuống, mọc khít nhau.
Cây thường mọc nơi núi cao và cũng được trồng làm cảnh, lấy lá nấu canh, củ làm thuốc. Củ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát phổi, ngừng ho, kích thích tiêu hóa nên được dùng tươi (dưới dạng sắc, xay chắt nước uống hoặc giã nát đắp) chữa cảm sốt ho khan, ho lâu ngày, ho ra máu, viêm vú, tinh hoàn, đường tiết niệu, tiêu chảy, lỵ, trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng.
Dây khiên ngưu
Trong-hoa-bim-bim-15_5
Có tên khoa học là Pharbitis hederacea, thuộc họ Bìm bìm, mang nhiều tên khác là khiên ngưu tử, bìm bìm biếc, hắc sửu, bạch sửu, bồ tăng thảo, tam bạch thảo, thảo kim linh… Cây dây leo cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, xanh đậm và nhẵnở mặt trên, có lông ở mặt dưới. Hoa hình loa xòe, màu hồng tím hoặc lam nhạt. Quả hình cầu, đường kính khoảng 0,8 cm, chứa 2-4 hạt nhỏ và nhẹ.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi và hạt, nhựa cây được lấy về làm thuốc (khiên ngưu là “dắt trâu”, đặt theo sự tích người dùng vị thuốc này khỏi bệnh, dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc). Hạt, nhựa khiên ngưu có tác dụng phân nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm, lợi tiểu, trừ thũng, sát trùng nên dùng làm thuốc (dưới dạng sắc nước hoặc ngâm rượu uống) chữa ho suyễn, viêm hầu họng, viêm kết mạc cấp tính, thông mật, thông đại và tiểu tiện, xô giun đũa.
Thu Hà