Stress, ‘sát thủ’ thầm lặng của nhan sắc

0
271
Khoa học đã chứng minh, căng thẳng hay stress có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Tuy nhiên, không nhiều người biết tác hại của căng thẳng đối với sức khỏe làn da và mái tóc.
Chúng ta đang thấy một xu hướng chung ngày càng tăng về mức độ bất hạnh và lo lắng do căng thẳng gây ra trong cuộc sống. Có thể là do COVID-19, những khó khăn cá nhân hoặc tai ương liên quan đến công việc, chúng ta phải đối phó với các sự kiện gây ra căng thẳng hàng ngày.
Bên cạnh hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, thiếu tự tin và thiếu ngủ, việc giải phóng các hormone căng thẳng sẽ kích hoạt các yếu tố gây viêm phát triển, có thể gây ra những tác động xấu đến làn da và mái tóc của bạn.

Mệt mỏi gây ra những tác động xấu đến làn da và mái tóc của bạn.

Căng thẳng là gì?
Căng thẳng là cách cơ thể phản ứng với các trường hợp cần điều chỉnh hoặc phản ứng. Cơ thể phản ứng với những trường hợp này bằng các phản ứng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Trong lúc căng thẳng, cơ thể giải phóng một loạt hóa chất, chẳng hạn như adrenaline thậm chí có thể hữu ích để cung cấp năng lượng nhằm hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định, nhưng về lâu dài, căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng kể.
Tác hại của căng thẳng đối với da và tóc
Trí não và vẻ đẹp được kết nối với nhau. Nếu bạn không quản lý được nó, chắc chắn bạn sẽ phải trải qua những tác hại của căng thẳng đối với làn da và mái tóc của mình. Cơ thể của bạn sản xuất một loại hormone gọi là cortisol khi bị căng thẳng. Hormone này kích thích vùng dưới đồi trong não của bạn tiết dầu từ tuyến bã nhờn, khiến lỗ chân lông của bạn bị tắc, gây mụn trứng cá.
Stress khiến da khô và ngứa
Căng thẳng có thể làm suy giảm chức năng rào cản trên lớp sừng, lớp ngoài cùng của da. Lớp này chứa protein và lipid giúp giữ nước cho các tế bào da của bạn. Việc hàng rào bị tổn thương có thể khiến da bạn trở nên khô và ngứa.
photo-1635167040367

Hàng rào bảo vệ bị tổn thương khiến da khô và ngứa.

Căng thẳng gây phát ban
Căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Hệ thống miễn dịch yếu có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột và da của bạn, được gọi là chứng rối loạn sinh học. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến mẩn đỏ hoặc phát ban và cũng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng như bệnh vẩy nến, bệnh chàm và viêm da tiếp xúc.
Căng thẳng gây đình trệ sự phát triển của tóc
Căng thẳng có thể gây ra một tình trạng phổ biến thường được gọi là ‘telogen effluvium’, trong đó các nang tóc của bạn ngừng sản xuất các sợi tóc mới. Ngoài ra, tình trạng này có khiến tóc nhanh rụng khi chải hoặc gội đầu.
Căng thẳng khiến tóc bạc sớm
Tình huống căng thẳng có thể gây ra ‘hoạt động thần kinh giao cảm’ để kích thích các tế bào gốc tạo ra tế bào hắc tố, khiến chúng biến mất. Nếu các tế bào này biến mất, các tế bào mới có thể mất màu và khiến tóc bạc.
photo-1635167041922

Căng thẳng là tác nhân gây rụng và bạc tóc.

Căng thẳng gây chứng… ‘nghiện’ nhổ tóc?
Thực tế, khoa học cũng từng chứng minh căng thẳng có thể thúc đẩy bạn hình thành thói quen nhổ tóc. ‘Trichotillomania’ là tên của tình trạng này. Đó là một hiện tượng tâm lý, trong đó, những người đối mặt với cảm xúc tiêu cực và lo lắng có thể kéo, dứt hoặc tự nhổ tóc của mình như một phản ứng tự xoa dịu.
Vì những tác hại trênphái đẹp nên cân nhắc kiểm soát căng thẳng để cải thiện sức khỏe tổng thể, đồng thời tăng cường sức khỏe của làn da và mái tóc của mình.
Thanh Thúy/TH