Trồng cây xanh: Không những chống nắng cho nhà, cây xanh còn có công dụng trang trí. Những ngôi nhà nhỏ, nhà chung cư có thể trồng cây dạng thân leo ở tường, ban công, lan can, cửa sổ để che nắng. Ngoài ra, bạn có thể trí các chậu/lọ cây nhỏ trong nhà.
Đóng cửa khi nắng gắt, mở cửa khi nắng tắt: Khi nắng gắt đừng mở cửa bởi nhiệt lượng từ bên ngoài thể ảnh hưởng vào bên trong ngôi nhà. Khi nắng tắt, hãy mở rộng cửa sổ, cửa chính để đón gió tự nhiên vừa làm mát nhà, vừa thổi bay không khí ô nhiễm bên trong nhà.
Thiết kế 2 cửa sổ trong 1 phòng: Ngày nay, các bản thiết kế nhà luôn ưu tiên lắp 2 cửa sổ trong 1 phòng. Cách này giúp ta có thể tạo điều kiện cho luồng gió tự nhiên được lưu thông trong nhà. Gió ở ngoài thổi vào ở cửa này sẽ thổi không khí bẩn trong nhà ra ở cửa kia. Cách này vừa chống nóng và làm sạch không khí trong nhà.
Giữ nhà luôn sạch và thoáng: Giữ nhà cửa sạch cũng là một cách chống nóng. Bên cạnh đó, mỗi khi dọn dẹp nhà cửa các bạn nên dọn bớt các món đồ không cần thiết. Điều này sẽ làm ngôi nhà thêm thoáng đãng và ngăn hiện tượng tích nhiệt.
Chú ý rèm: Rèm được xem như là lớp ngăn ánh nắng và nhiệt độ thứ 2 sau cửa sổ hoặc cửa đi. Giải pháp chống nóng này được xem là cực kỳ hiệu quả và rất dễ dàng áp dụng.
Dùng quạt thông gió: Quạt thông gió có sự khác biệt đáng kể bởi thiết bị điện này được cấu tạo với motor quay ngược hướng giúp hút không khí ra bên ngoài. Quạt phù hợp lắp tất cả các phòng trong nhà.
Sử dụng tấm phim cách nhiệt: Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều các loại phim cách nhiệt chuyên dụng. Loại phim này có công dụng cách nhiệt khá hiệu quả nên bạn có thể sử dụng để dán lên các cửa kính thay cho rèm cửa.
Hạn chế phát thải nhiệt: Các đồ điện tử khi sử dụng sẽ thải ra một lượng nhiệt nhất định từ đó làm tăng nhiệt độ phòng. Vì vậy, cần hợp lý hóa việc sử dụng các thiết bị điện tử. Ví dụ, khi ra khỏi nhà bạn nên tắt quạt, tắt điều hòa; không bật ấm đun nước, bàn là trong phòng có điều hòa.
Thu Hà (TH)