1. Gừng chống lão hóa
Hương thơm và hương vị độc đáo của gừng đến từ các loại dầu tự nhiên của nó, trong đó quan trọng nhất là gingerol.
Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng. Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại sự lão hóa của các tế bào và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Gừng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.
2. Gừng giảm buồn nôn
Gừng có thể điều trị nhiều dạng buồn nôn như giảm buồn nôn và nôn cho những người say tàu xe, say sóng… Đặc biệt một chút ít gừng rất hiệu quả trong việc chống buồn nôn do ốm nghén trong giai đoạn mang thai.
Sử dụng gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên, gừng không có tác dụng đối với các cơn nôn mửa.
Cần lưu ý, không nên sử dụng nhiều gừng. Đối với phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị sảy thai nên tránh dùng gừng. Gừng cũng được chống chỉ định với tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu.
3. Gừng hỗ trợ điều trị khó tiêu
Các nghiên cứu cho rằng, việc làm rỗng dạ dày chậm trễ là nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó tiêu. Gừng đã được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.
Nghiên cứu những người mắc chứng khó tiêu mà không rõ nguyên nhân, đã được cho uống viên gừng hoặc giả dược. Nếu những người uống gừng mất 12,3 phút để làm rỗng dạ dày thì những người dùng giả dược mất 16,1 phút.
Những tác dụng này cũng đã được đánh giá ở những người không bị khó tiêu. Việc sử dụng gừng giúp đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày của họ một cách đáng kể.
Gừng hỗ trợ điều trị khó tiêu hiệu quả.
4. Hỗ trợ giảm cân
Theo các nghiên cứu được thực hiện trên người và động vật, gừng có thể giúp giảm cân. Khả năng ảnh hưởng đến việc giảm cân của gừng có thể liên quan đến một số cơ chế nhất định, chẳng hạn như khả năng giúp tăng số lượng calo bị đốt cháy hoặc giảm viêm.
Nghiên cứu chuột uống nước gừng hoặc chiết xuất gừng liên tục thấy trọng lượng cơ thể giảm xuống, ngay cả trong trường hợp chúng cũng được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo.
Việc bổ sung gừng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo – hông và tỷ lệ hông ở những người thừa cân hoặc béo phì. Nghiên cứu trên phụ nữ bị béo phì cũng cho thấy, gừng cũng có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức insulin trong máu. Mức insulin trong máu cao có liên quan đến béo phì.
5. Hỗ trợ giảm đau xương khớp
Nhờ tác dụng chống viêm mạnh, sử dụng gừng có thể giúp hỗ trợ giảm đau ở người bị viêm xương khớp hoặc thấp khớp trong thời tiết ẩm ướt, giúp hạn chế sử dụng thuốc ở những người mắc bệnh này.
6. Tăng cường miễn dịch
Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn tuyệt vời. Nó kích thích hệ thống miễn dịch và tự bảo vệ tốt hơn để chống lại các virus như cúm hoặc viêm phế quản vào mùa lạnh.
Gừng là thực phẩm tốt giúp phòng ngừa cúm, viêm phế quản…
Trong y học cổ truyền phương Đông, gừng là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, có công dụng phát tán phong hàn, ấm vị, chỉ nôn, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc. Thường dùng để trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, rét, tắc ngạt mũi, đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, không tiêu, trị ho, đờm nhiều, ho do viêm phế quản…
Ngoài ra, gừng tươi còn được sử dụng như một phụ liệu quý trong chế biến thuốc, làm giảm tác dụng phụ, tăng tính ấm, tăng tác dụng chữa ho của một số loại thuốc Đông y.
Tuy nhiên, một số người mắc các bệnh như dạ dày, tăng huyết áp hay phụ nữ cho con bú, người bị say nắng, say nóng không nên dùng gừng…
Phương Anh