1. Nhiệt miệng mùa hè
Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém hơn và điều này vô tình khiến cơ thể không được nạp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng vào mùa hè.
Tình trạng nhiệt miệng mùa hè thường có thời gian kéo dài từ 7 đến 10 ngày sau đó sẽ tự khỏi mà không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với vết loét miệng dù không để lại sẹo nhưng lại dễ tái phát, gây ra nhiều phiền toái như khi nói hay ăn uống đặc biệt khi ăn một số loại đồ ăn cay, mặn. Mùa hè là lúc nhiệt miệng càng dễ khiến cơ thể khó chịu, bức bối hơn.
Các triệu chứng điển hình của nhiệt miệng mùa hè thường bắt đầu là sự xuất hiện của một mụn nước nhỏ, dễ vỡ và để lại một vết lở nông ở niêm mạch miệng có hình tròn hoặc hình bầu dục và có đường kính chỉ từ 2 đến 10mm, bờ rõ rệt và đáy màu vàng nhạt, xung quanh có đường viền màu đỏ tươi, gây khó chịu, đau lúc nói hoặc khi ăn uống nhai nuốt.
Vị trí của nhiệt miệng thường xuất hiện ở mặt trong má, môi – lợi và ở đầu lưỡi. Bệnh thường không gây ra các triệu chứng như sốt, sưng hạch vùng lân cận và cũng không cần điều trị vết loét có thể nhanh chóng tự khỏi sau 1 đến 2 tuần.
Vị trí của nhiệt miệng thường xuất hiện ở mặt trong má, môi – lợi và ở đầu lưỡi – Ảnh Internet
Tuy nhiên, nhiệt miệng là bệnh dễ tái phát theo chu kỳ, nhiệt miệng còn được biết là viêm loét miệng dạng mạn tính và mỗi đợt tái phát sẽ xuất hiện từ 1 đến 3 vết loét hoặc nhiều hơn. Lúc này, nếu không được điều tị, chăm sóc đúng cách thì vết lở, loét do nhiệt miệng gây ra có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ và đau. Thậm chí đối với các trường hợp nặng còn có thể gây sốt cao, nổi hạch dưới hàm và ăn uống không ngon, mất ngủ, kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa.
Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn và dễ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng.
Nếu mắc nhiệt miệng, người bệnh cần vệ sinh răng miệng, chú ý súc miệng bằng nước muối loãng và sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Lưu ý, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh.
2. Phòng ngừa nhiệt miệng
Nhiệt miệng dễ mắc nhưng phòng ngừa đơn giản. Để có thể ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng xảy ra, chỉ cần:
– Tránh làm tổn thương niêm mạc khi đánh răng, ăn uống.
– Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tránh stress.
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ tránh bị căng thẳng gây nhiệt miệng – Ảnh Internet
– Giữ vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng viêm nhiễn niêm mạc miệng, họng.
Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần nhớ tránh để trẻ thức khuya, ăn uống tùy tiện, không có giờ giấc.
Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng.
Hướng dẫn trẻ cách súc miệng nước muối ấm mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh bị nhiệt miệng mùa hè.
Dù thời tiết mùa hè nắng nóng cũng cần bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên ăn thêm các loại rau, củ quả và trái cây. Hạn chế các món ăn cay nóng, đồ xào nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước và bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
Kèm theo đó là sử dụng các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, mát gan giúp quá trình hồi phục khi bị nhiệt miệng mùa hè nhanh chóng và giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Nếu tình trạng nhiệt miệng nặng, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Hà Nhi