Những ngôi nhà mỏng nhất thế giới

Những ngôi nhà có kích thước hẹp về chiều rộng, mở rộng về chiều sâu, nằm len lỏi giữa những công trình khác làm cho nhiều người đi qua không khỏi ngỡ ngàng và thích thú.
1. Tòa nhà Icon, Mỹ
Tòa nhà Icon ở khu Manhattan (New York) không giống như bất cứ chung cư nào từng xây trước đó. Tòa gồm 43 tầng, có kiến trúc nổi bật.
Mỗi tầng của tòa đều có 3 phòng và mỗi phòng nằm ở một góc của tòa nhà, tận dụng tối đa tầm nhìn tuyệt đẹp qua những bức tường kính.
2. Tòa nhà Ninh Ba, Trung Quốc
Nổi bật trong số đó là “tòa nhà giấy” ở số 400 đường Ninh Ba, quận Hoàng Phố, đã trở thành hiện tượng Internet vì một cạnh “mỏng dính như tờ giấy”. Thậm chí, tờ Daily Mail của Anh còn gọi nó là “tòa nhà mỏng nhất thế giới”.
Được xây dựng vào năm 1920, đến nay “tòa nhà giấy” đã 99 năm tuổi. Nhìn chung nó không có gì quá khác lạ nhưng một cạnh mỏng dính được xây đua ra để tận dụng không gian giữa nó và một tòa nhà khác.
3. Tòa nhà Flatiron, Mỹ
Tòa nhà Flatiron, trước là tòa nhà Fuller, nằm ở 175, Đại lộ 5, khu Manhattan, thành phố New York (Mỹ) và được coi là một tòa nhà chọc trời có tính đột phá.
Được hoàn thành vào năm 1902, đây là một trong những tòa nhà cao nhất trong thành phố và là một trong hai cao ốc nằm ở phía bắc của đường 14. Tòa nhà này nằm ở ngã ba của Đại lộ 5, Broadway và Đường số 22.
4. Tòa nhà Skinny Haussmann, Pháp
Thủ đô Paris (Pháp) sở hữu nhiều công trình gây “tò mò” về kiến trúc. Một trong số đó là tòa nhà mỏng dính nổi tiếng nhất thành phố. Công trình có tên là “tòa nhà Haussmann”.
5. The Gateway, Singapore
Tại Singapore có một tòa nhà được Hội đồng Thư viện quốc gia mô tả là “đẳng cấp thế giới” mang tên Gateway với chiều cao lên tới 150m như một lát bìa cứng nằm trên đường Beach Road tại khu Downtown Core.
6. Tòa nhà Trịnh Châu, Hà Nam
Dù cho đây là một tòa nhà cao 26 tầng với hàng chục căn hộ cho nhiều gia đình sinh sống, nhưng nếu chỉ xét về độ “lép” của nó, ắt hẳn nhiều người cũng phải đắn đo có nên mua một căn hay không.
Hạ Vy-t/h