23 tháng Chạp hàng năm, bên cạnh phong tục thả cá để tiễn ông Táo lên chầu trời thì mâm cỗ cúng trong ngày này cũng được bà nội trợ đảm sáng tạo các món tạo hình cá: Cá thạch, chè cá, cá xôi độc đáo, bắt mắt.
Để giúp các chị em vào bếp một cách dễ dàng và có những thành phẩm vừa ngon vừa đẹp mắt. Sau đây là cách làm những món xôi, chè, bánh được tạo hình cá chép rất đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.
1. Cách làm thạch rau câu cá vàng xinh lung linh cúng ông Công, ông Táo
Nguyên liệu
Bột rau câu agar: 12g
Đường: 160g
Nước: 700ml
Màu thực phẩm đỏ, vàng
Khuôn thạch cá chép
Nho khô
Lá dứa 2-3 lá
Cách làm
Ảnh minh họa nguồn internet
Bước 1: Cắt nho khô thành trừng viên tròn nhỏ để làm mắt cá.
Bước 2: Nước, bột rau câu, đường, lá dứa cho vào nồi khuấy đều. Đặt nồi lên bếp đun ở lửa nhỏ cho đến khi sôi, đường và bột rau câu tan hết. Vớt phần lá dứa bỏ đi.
Bước 3: Dùng nhíp gắp từng miếng nho khô nhúng qua phần nước thạch này rồi đặt vào vị trí mắt cá trên khuôn
Bước 4: Lấy khoảng 15ml thạch, chia đều ra 2 bát. 1 bát pha màu đỏ, 1 bát pha màu vàng. Dùng thìa múc từng chút một đổ nhẹ nhàng vào phần mình cá để tạo màu loang. Nếu không muốn sử dụng màu thực phẩm có thể thay bằng một chút siro dâu và siro chanh leo
Bước 5: Đổ nốt phần thạch còn lại vào cho đến đầy khuôn
Bước 6: Đặt khuôn vào tủ lạnh cho đến khi thạch đông hoàn toàn.
2. Cách nấu xôi gấc nước cốt dừa hình cá chép
Nguyên liệu chính
– 500 gram gạo nếp
– 200 gram thịt gấc
– 100 ml nước cốt dừa
– 1 muỗng canh dầu ăn
– 60 gram đường
– 1 muỗng cà phê rượu trắng
– 1/2 muỗng cà phê muối
Ảnh minh họa nguồn internet
Cách làm
Trộn gạo nếp với gấc và hấp chín
– Gạo nếp mới mua về rửa sạch, ngâm với nước trong 8 tiếng. Nạo phần thịt ra khỏi quả gấc cho vào tô, thêm 1 muỗng canh dầu ăn với 1 muỗng cà phê rượu trắng làm để thịt gấc mềm đi, dễ dàng tách khỏi hạt gấc
-Nếu bạn nêm muối vào thịt gấc thịt không cần cho lại vào gạo nữa. Trộn gạo nếp với gấc cho thật đều rồi mang đi hấp. Tạo một khoảng trống ở giữa xửng hấp để hơi nước dễ bốc lên làm chín xôi. Đặt xửng hấp trên nồi nước đã đun sôi và hấp cách thủy trong 20 phút.
– Xôi vừa chín bạn dùng đũa dàn xôi ra đều hết xửng, đổ nước cốt dừa vào. Tiếp tục hấp thêm 5-10 phút cho hạt xôi mềm hẳn, rồi bạn mới cho đường vào. Không nên cho đường quá sớm sẽ làm xôi bị sượng. Sau đó, bạn đun thêm 5 phút nữa cho đường thấm vào xôi.
Ảnh minh họa nguồn internet
Đóng khuôn xôi gấc hình cá chép
Múc xôi ra khuôn hình cá chép, ép chặt xuống để tạo hình cho xôi đẹp mắt hơn.
3. Cách làm bánh trôi hình cá chép
Nguyên liệu:
– 500g bột gạo nếp
– 250ml nước ấm
– 200g đường phên làm nhân
– 10g bột trà xanh
– 10g bột cacao
– 100g thịt gấc
– 100g bí ngô
– Vừng
Cách làm:
Nhào bột
– Bí ngô luộc chín rồi nghiền nhuyễn.
– Từ từ đổ 150ml nước nóng vào 300g bột nếp và nhào tới khi bột dẻo mịn, không quá khô hoặc quá nhão. Ta có bột nặn màu trắng.
– Trộn đều bí ngô nghiền nhuyễn với một phần bột nặn màu trắng, gia giảm thêm nước và bột nếu cần. Ta có bột nặn màu cam. Trộn đều thịt gấc với một phần bột nặn màu trắng, gia giảm thêm nước và bột nếu cần. Ta có bột nặn màu đỏ.
Làm nhân bánh
– Cắt đường phên thành từng miếng vừa nhỏ phù hợp với khuôn cá chép
– Rang vừng đến khi vừng có mùi thơm thì tắt bếp
Cách nặn bánh trôi
– Dùng khuôn silicon để tạo hình cá, cho viên đường vào bụng cá, vê bột lấp kín phần đường.
Sau khi đã nặn bột xong, chúng ta sẽ chuyển tới công đoạn cuối cùng – luộc bánh trôi.
Trước hết, bạn hãy đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, rồi nhẹ nhàng thả các con cá đã nặn vào.
Bánh đã chín sẽ nổi lên mặt nước. Lúc này, hãy vớt bánh ra và thả vào chậu nước đun sôi để nguội để bánh bớt dính.
Sau đó, cho bánh ra đĩa và gạn bớt nước.
Lưu ý, bánh trôi cá không nên luộc lâu vì sẽ làm hình cá bị mất nét. Mỗi con cá được nặn vừa vặn viên chè có kích cỡ bằng quả bóng bàn.
Thanh Lam -T/h