Rau ngót là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt rất giàu chất đạm nên làm tăng sức đề kháng cơ thể. Nó cũng là vị thuốc phòng trị nhiều bệnh.
Theo Đông y, rau ngót vị cam đạm, tính bình; vào Phế, Vị. Tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu; trị ho nhiệt, ho thở khò khè, nội thương phế lao, mất tiếng, đau họng.
Bồi dưỡng cho phụ nữ sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống ăn
Chữa cốt thống (nhức trong xương): Rau ngót 50g, tủy xương lợn (50 – 80g). Nấu canh ăn. Rau ngót nấu canh với hến là món ngon, bổ dưỡng, lại có tác dụng giải nhiệt mùa hè.
Chữa mồ hôi trộm: Rau ngót 30g, rau bầu đất 30g, bầu dục lợn 50g. Nấu canh. Chữa trẻ bị âm hư ra mồ hôi trộm, người luôn nóng
Canh cua rau ngót: Thịt cua đồng 100g, rau ngót 100g, gừng tươi 10g, hành khô, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn.
Tác dụng: Trị nội nhiệt táo bón, trẻ em còi xương, người lớn ăn kém, mệt mỏi khó lên cân. Người bị tiểu buốt gắt, ban sởi, ra mồ hôi trộm, phụ nữ sau sinh, sót nhau, ít sữa dùng đều tốt.
Chữa sót nhau: Lá rau tươi 40g rửa sạch giã nát, thêm ít nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 – 20 phút nhau sẽ ra. Có thể dùng lá tươi giã nát, đắp vào gan bàn chân
Chữa chậm kinh: Rau ngót giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đắp vào gan bàn chân
Chữa tưa lưỡi ở trẻ còn bú: Giã nát rau ngót tươi (5 – 15g), vắt lấy nước cho uống. Bã gói trong gạc đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em. Chỉ hai ngày sau là trẻ bú được.
Chữa đái dầm: Lá rau tươi 50g rửa sạch giã nát, thêm nước sôi để nguội. Gạn nước uống, làm vài lần.
Chữa hóc: Giã cây rau ngót tươi, vắt lấy nước ngậm.
Chữa rắn độc cắn: Rau ngót 30g, nõn lá dứa ăn quả 20g, rệp 7 – 9 con. Giã nát, thêm nước, gạn nước cho uống. Bã đắp vào nơi rắn độc cắn.
Bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo!
Thu Thủy-t/h