Việc quản lý tài chính có thể dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết áp dụng đúng 9 cách được mách dưới đây.
1. Luôn sắp xếp chi phí và thu nhập của gia đình
Nhiều người không biết chi phí mỗi tháng của gia đình mình chính xác là bao nhiêu. Từ điều đó khiến số dư trong ví luôn bấp bênh thậm chí là về âm.
Để học cách quản lý tiền, trước tiên phải kiểm soát các khoản chi tiêu. Bạn cần học cách ghi chép chi phí hàng ngày. Nếu không, bạn có thể sử dụng phần mềm để quản lý online. Bằng cách này bạn có thể biết mình tiêu những gì, khoản nào có thể tiết kiệm.
Chỉ bằng cách phân loại thu nhập và chi phí của chính mình, chúng ta mới có thể điều chỉnh thêm chiến lược quản lý tài chính.
2. Tiết kiệm tiền là cách quản lý tài chính dễ dàng và thiết thực nhất
Các khoản tiền tiết kiệm luôn là một đề mục bắt buộc cũng cần có đối với các gia đình. Nhiều người tin rằng “có thể kiếm tiền bằng cách tiêu tiền ” đó chính là đầu tư.
Nhưng những người có suy nghĩ này có biết rằng việc “tiêu tiền và hầu như không có tiền tiết kiệm” thì có thể dựa vào điều gì để đầu tư?
Có thể kiếm tiền và tiêu tiền có kế hoạch chính là cách đầu tư và quản lý tiền bạc.
Vì vậy, việc tích lũy tài sản là rất quan trọng và tiết kiệm tiền là phương tiện quản lý tài chính đơn giản và thiết thực nhất. Bạn nên tiết kiệm một tỷ lệ tiền nhất định ngay khi nhận lương hàng tháng, phần còn lại là chi tiêu.
3. Cân đối đầu tư tài sản với thu nhập
Các gia đình Việt Nam đặc biệt thích mua nhà và cho rằng mua nhà là cách đầu tư rất an toàn nên ngay khi có tiền là sẽ mua nhà. Thế nhưng họ không loại trừ rủi ro giá nhà giảm, tài sản bị thu hẹp, gánh khoản nợ ngân hàng tiền tỷ cũng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Đối với các tài sản cố định khác cũng như vậy.
Vì vậy, giá trị đầu tư trong gia đình tốt nhất không nên vượt quá 60% tổng tài sản của cả gia đình.
4. Chú ý đến bảo hiểm và lựa chọn các thành viên hợp lý trong gia đình để bảo vệ
Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro trong quản lý tài chính gia đình, không phải là công cụ đầu tư. Chức năng lớn nhất của bảo hiểm là bảo vệ cuộc sống trong tương lai để không bị thay đổi hoàn toàn khi gặp rủi ro.
Cần lưu ý lựa chọn những thành viên trong gia đình được bảo hiểm. Ngoài ra, những người trẻ đang trong thời kỳ sự nghiệp phát triển, một khi ốm đau, tai nạn sẽ giáng một đòn nặng nề cho tài chính của gia đình. Vì vậy, trụ cột kinh tế của gia đình nên là đối tượng bảo hiểm chính.
5. Lập kế hoạch tài chính dài hạn
Nhiều người chỉ biết làm việc chăm chỉ và kiếm tiền mà không nghĩ đến những thứ khác. Đối với kế hoạch bảo hiểm và kế hoạch hưu trí lại không hề suy nghĩ đến.
Vì vậy, một kế hoạch dài hạn nên được lập ngay từ bây giờ. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu bạn sẽ sống bằng gì, chi tiêu như thế nào.
6. Đừng mơ làm giàu trong một sớm một chiều
Chúng ta đã nói rất nhiều về quản lý tài chính và nhấn mạnh đến tâm lý làm giàu theo cách nhanh nhất. Một số người nghĩ rằng quản lý tài chính có nghĩa là đầu tư để kiếm tiền và một số người thậm chí còn nghĩ rằng quản lý tài chính thực sự là khi tài sản tăng gấp đôi trong vòng một năm.
Quản lý tài chính quả thực là kiếm và tăng thu nhập, nhưng quan trọng hơn nên lập kế hoạch dài hạn thông qua việc phân tích tài sản và các mục tiêu tài chính, tìm ra mức sống phù hợp và cuối cùng đạt được tự do tài chính.
Làm giàu nhanh không phải là quản lý tài chính. Kiên định với khái niệm đầu tư dài hạn mới là chính xác.
7. Không mù quáng làm theo
Hãy nói về một hiện tượng. Xung quanh bạn luôn có những người đầu tư vào cổ phiếu khi nó tăng giá hay đầu tư vào vàng khi vàng tăng giá. Nhưng thật ra thì họ lại không biết gì cả, cứ mù quáng chạy theo xu hướng đầu tư và thường gặp khó khăn.
Điều này thực sự đáng sợ. Chính vì thế, bạn phải lập kế hoạch quản lý tài chính dài hạn sau khi đã hiểu rõ hoàn cảnh của bản thân.
8. Phân bổ tài sản một cách khoa học
“Đừng bỏ trứng vào một giỏ” là công thức được rao giảng liên tục nhưng mọi người thường bỏ qua trong quá trình đầu tư thực tế.
Một số người đầu tư 80% số tiền của mình vào thị trường chứng khoán hay lại muốn mua thêm sau khi sở hữu một vài căn nhà.
Chúng ta phải bắt đầu từ việc chấp nhận rủi ro và phân bổ tài sản khoa học. Nếu phần lớn tiền được đầu tư vào cổ phiếu, rủi ro là quá cao và nếu tất cả là bất động sản, nó cũng sẽ làm giảm tính thanh khoản của tài sản.
9. Chuẩn bị đầy đủ quỹ khẩn cấp
Nhiều gia đình phớt lờ điều này. Họ có rất nhiều cổ phiếu, đầu tư vào quỹ tài chính và mua nhà đất nhưng lại có rất ít tiền mặt dùng để cho quỹ khẩn cấp.
Gửi tiền vào ngân hàng trong thời gian ngắn không sinh lời cao nhưng vẫn là nền tảng làm quỹ khẩn cấp. Nên chọn thời gian gửi từ 3-6 tháng là hợp lý.