Các cách giúp bạn giảm cơn sốt sau khi tiêm vaccine

0
246
Sốt là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin COVID-19. Vậy có được dùng thuốc hạ sốt để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?
Cũng giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vắc xin cũng có những tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vắc xin thường là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm là đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm. Bạn cũng có thể bị sốt sau khi chủng ngừa COVID-19.
Đừng lo lắng về việc sốt hoặc không sốt sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Theo khuyến cáo, sốt và các triệu chứng thông thường khác (như mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm …) sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là những phản ứng thường gặp. Điều này cho thấy rằng cơ thể bạn đang xây dựng khả năng miễn dịch với COVID-19. Bởi vì mỗi người có thể gặp phản ứng khác nhau, các triệu chứng nặng, nhẹ hoặc không có sau khi tiêm chủng. Vắc xin tạo ra một lượng kháng thể nhất định, nhưng thời gian cần thiết để tạo ra đủ kháng thể ở mỗi người là khác nhau. Do đó, nếu sốt hoặc không sốt sau khi tiêm COVID-19, vắc xin vẫn có tác dụng sinh miễn dịch như nhau.
Làm gì khi sau khi bị sốt sau tiêm vắc xin?
Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt sau tiêm vắc xin?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không nên uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm vắc xin COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra, vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm, trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào, bạn có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau và hạ sốt khác.
Các cơ quan y tế cũng khuyến cáo việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm phù hợp để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy, nếu sốt quá 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng phải tuân theo liều lượng khuyến cáo.
Làm gì khi sau khi bị sốt sau tiêm vắc xin?
Không bao giờ dùng quá liều thuốc, vì thuốc có thể làm tổn thương gan và rất nguy hiểm. Nếu không có phản ứng với thuốc hạ sốt và sốt liên tục trên 39 độ C, bạn cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.
Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?
Ngoài thuốc, nhiều kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp làm giảm các triệu chứng do tác dụng phụ của tiêm chủng COVID-19 gây ra. 
Để giảm đau hoặc cứng cánh tay, hãy di chuyển cánh tay càng nhiều càng tốt. Điều này giúp ngăn chặn cơn đau thắt bằng cách thư giãn các cơ bị đau. Nếu bạn bị ớn lạnh và sốt nhẹ, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng khí để tránh nóng.
Thuốc chủng ngừa COVID-19 là an toàn và việc chủng ngừa có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng và tử vong do COVID-19. Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch đối với SARS-CoV-2. Do đó, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vắc-xin chưa có thời gian để cung cấp kháng thể. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế rủi ro này.
Loan Mạc (Tổng hợp)